(028) 5412.2020 - 5416.5500 Fax 028. 5416.5503

Ý nghĩa các chỉ số trên chai nhớt

CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT SAE:
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên nhãn các loại nhớt thường có các thông số như 10W30, 20W40… Đây là chỉ số cho chúng ta biết được độ nhớt, hay nói cách khác là độ đặc/loãng của nhớt. SAE là tên gọi viết tắt của Hiệp Hội Kỹ Sư Ngành Ô tô (Society of Automotive Engineers) có trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này đề ra tiêu chuẩn đánh giá phân loại dầu nhớt dựa vào độ nhớt.

Tiêu chuẩn SAE phân dầu nhờn thành 2 loại:

Dầu nhờn đơn cấp: Loại dầu này chỉ có 1 số đi kèm sau như SAE 30, 40, 50 và hạn chế nhiệt độ sử dụng hơn so với dầu đa cấp.

· Chữ “W” ở đây là viết tắt của chữ “Winter” (mùa đông).

Dầu nhờn đa cấp: loại dầu này thường đi kèm sau là 2 chỉ số như SAE 0W 20, 15W40. Số đứng trước chữ “ W “ để chỉ khoảng nhiệt độ mà dau dong co có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Ví dụ dầu 15W có thể khởi động được ở nhiệt độ -20oC . Còn số đứng sau chữ “ W “ để chỉ độ nhớt dầu nhờn ở 100oC. Ở Việt Nam chúng ta thường thấy loại dầu có độ nhớt 15W40 và 20W50 được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Dầu 15W40 dùng cho xe cũ còn dầu 20W50 thì dùng cho xe mới.

CHỈ SỐ CẤP NHỚT API
API – Hiệp Hội Dầu Khí Hoa Kỳ (American Petroleum Institude), sự dụng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đơn giản hơn để phân cấp chất lượng dầu nhớt. Chỉ số API cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

API được định nghĩa gồm 2 ký tự:
· Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. (C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng)
· Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao.
· Cấp API cao nhất tại thời điểm hiện tại đối với động cơ xăng là cấp SN, được ban hành vào tháng 10 năm 2010
· Lưu ý là từ cấp SM trở đi, các test đều được mô phỏng thử nghiệm trên động cơ xe ô tô chứ không thực nghiệm cho xe máy, nên có thể nói cấp API cao nhất đổi với xe máy là cấp SL. Các cấp SM, SN tuy mới hơn nhưng không được thực nghiệm tối ưu cho xe máy và xe động cơ Xăng

CHỈ SỐ JASO
Nhật Bản sử dụng một hệ tiêu chuẩn riêng do Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Ôtô Nhật Bản (Japanese Automotive Standards Organization) phát hành, được phân cấp dựa theo hệ số ma sát, gồm các loại sau:
– JASO MA và JASO MA2: nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.
– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.
– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.

 

KHI NÀO CẦN THAY NHỚT?

Đối với xe gắn máy: Nên sử dụng dầu có độ nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn tốt nữa).

- Với xe số: Nếu đổ nhớt API là SF hoặc SG thì các bạn có thể chạy được 2.000-3.000 km mới phải thay dầu. Còn nếu API là SJ hoặc SL thì có thể chạy được 5.000-6.000 km mới thay.
- Với xe tay ga: Bạn nên chú ý là phải thay loại nhớt trên hộp có chữ Scooter (Xe tay ga, tránh nhầm thay nhớt xe số cho xe tay ga, vì xe tay ga có điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn xe số, nên thành phần phụ gia của nó cũng sẽ phải khác hơn).

Trên thị trường hiện nay chủ yếu nhớt cho xe tay ga có API là SJ hoặc SL, các bạn có thể chạy được 3.000-4.000 km với điều kiện xe mới, tốt. Còn xe đã cũ thì chỉ có thể chạy được 2.000-3.000 km tùy tình trạng của xe.

Đối với ôtô con/xe tải: Nên sử dụng nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn được tốt nữa). Nếu đổ nhớt API là CD/SF thì các bạn có thể chạy được 5.000 km mới phải thay dầu. Nếu API là CF/SG thì 6.000-7.000 km mới thay. Nếu API là CH-4/SL thì 8.000-10.000 km mới thay.Nếu API là CI-4/SM thì 10.000-12.000 km mới thay. Tuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính tương đối chung. Còn cụ thể hơn, người dùng có thể hỏi bộ phận tư vấn kỹ thuật của tất cả các hãng.

 

Dựa vào những thông số được hiển thị mà người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn loại nhớt phù hợp với động cơ của mình

Bài viết khác